Sau nhiều năm thi công xây dựng, sửa chữa cải tạo và chứng kiến các sự cố trong nhiều công trình xây dựng: sập nhà, thầu bỏ chạy, chất lượng xây dựng kém, tuổi thọ công trình thấp ... Nhiều chủ nhà phải trả giá rất đắt chỉ vì không biết nghề xây dựng nhưng lại làm chủ đầu tư công trình và không có người chuyên môn hỗ trợ. Tôi viết bài này nhằm mục đích giúp nhiều gia đình tư nhân tự xây dựng hạn chế được những sự cố nêu trên.
Hiện nay bằng kinh nghiệm từ các nhà đã xây dựng từ trước, chủ nhà thường có một số kinh nghiệm về phần kiến trúc: kiểu dáng, màu sắc, dụng cụ trong nhà, xây và tô tường phẳng hoặc chủ nhà thuê kiến trúc sư thiết kế kiến trúc, kết cấu... Nhưng kiến thức về giám sát chất lượng trong khi thi công phần kết cấu công trình, thiết bị trong công trình (kết cấu móng, kết cấu phần thân, điện, nước, chống thấm, …) và việc chọn nhà thầu thì hầu như chủ nhà tư nhân thường ít có kinh nghiệm … Đây là nguyên nhân dẫn đến các sự cố quan trọng như sau:
1. Sập, đổ nhà khi đang thi công
2. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang
3. Tuổi thọ công trình thấp
4. Thấm dột
5. Sàn, dầm, tường bị nứt
Sau đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn trong xây dựng nhà ở cho mình:
A. Sập, đổ nhà khi đang thi công:
- Nguyên nhân thường gặp:
+ Kích thước móng, cột, dầm thiết kế cho nhà 2 tầng nhưng chủ nhà xây thành nhà 4 tầng mà không tính toán thay đổi kích thước móng, cột, dầm cho lớn hơn.
+ Đóng ghép coppha không đúng cách, do cây chống sàn quá nhỏ (thường dùng loại cây keo, tràm nhỏ và chống thưa ... )
+ Do đặt thép sai kết cấu
- Giải pháp:
+ Thuê kỹ sư xây dựng thiết kế phần kết cấu bê tông cốt thép: móng, cột, dầm, sàn …
+ Có thể chọn nhà thầu thi công có năng lực
+ Không được tự ý thay đổi phần kết cấu, hoặc qui mô công trình (nâng tầng, thay đổi kết cấu bêtông cốt thép) khi chưa được sự đồng ý của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng.
+ Nên dùng những người biết chuyên môn để lựa chọn nhà thầu (người có chuyên môn phải biết đánh giá chất lượng thi công phần kết cấu và kiến trúc của từng nhà thầu ở các công trình trước) – lựa chọn đầu vào tốt.
+ Đóng ghép coppha phải đúng cách, đối với công trình lớn phải có thiết kế coppha
+ Tuân thủ thi công đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật
B. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang:
- Nguyên nhân thường gặp:
+ Do lúc làm hợp đồng không qui định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ nhà và chủ thầu, lúc xây dựng chủ nhà yêu cầu làm thêm, chủ thầu đòi tiền thêm xảy ra tranh chấp.
+ Trong hợp đồng không nêu rõ chủng loại vật tư để thi công. Lúc thi công xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp.
+ Các yếu tố bên thứ ba: xảy ra tranh chấp với hàng xóm, với cơ quan có thẩm quyền quản lý xây dựng, trật tự, tai nạn, sự cố, thiên tai, ...
- Giải pháp:
+ Lựa chọn nhà thầu trước khi lý hợp đồng là việc quan trọng nhất (nhà thầu phải có tâm và tầm)
+ Không nên giao cho nhà thầu đã thi công công trình nhỏ hơn công trình chuẩn bị xây (chuyên xây nhà cấp 4 một tầng xây gạch thì thi công nhà 5 tầng khó có chất lượng tốt)
+ Không nên tạm ứng cho nhà thầu không có tư cách pháp nhân sau khi ký hợp đồng mà nên trả tiền sau khi xong từng hạng mục (để tránh trường hợp nhà thầu bỏ chạy, chủ nhà mất tiền)
+ Sau khi đã chọn được nhà thầu thì việc lập hợp đồng rõ ràng là cần thiết, làm hợp đồng chặt chẽ, chi tiết. Cụ thể trong hợp đồng cần ghi rõ những gì chủ thầu phải làm (như phần bêtông cốt thép, xây thô, điện nước, sơn bả, ốp lát gạch men …), những gì chủ thầu không làm (như lát nền gỗ, lắp cửa sổ, cửa ra vào, gắn máy nước nóng …). Tiến độ tạm ứng tiền theo công việc. Trách nhiệm của nhà thầu khi chất lượng không đạt yêu cầu. Trách nhiệm rõ ràng của các bên khi có điều bất khả kháng xảy ra ...
C. Tuổi thọ công trình thấp:
Đang cập nhật!
D. Thấm dột:
Đang cập nhật!
E. Sàn, dầm, tường bị nứt:
Đang cập nhật!